Thứ Hai, 1 tháng 8, 2016

Công nhận và cho thi hành phán quyết của trọng tài nước ngoài tại Việt Nam


Trong hệ thống pháp luật về giải quyết tranh chấp có hai phương thức giải quyết luật định: Trọng tài và Tòa án. Ngày càng nhiều các chủ thể của tranh chấp lựa chọn phương thức giải quyết tranh chấp tại Trọng tài do các ưu điểm về bảo mật thông tin, tiết kiệm thời gian, công sức cũng như tiền bạc. Trong phạm vi bài viết này, người viết xin đề cập đến vấn đề công nhận và cho thi hành phán quyết của Trọng tài nước ngoài tại Việt Nam theo quy định mới nhất của Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 có hiệu lực từ ngày 01/7/2016.
1. Khái niệm công nhận và cho thi hành
Theo Từ điển Luật học, công nhận và cho thi hành phán quyết của Trọng tài nước ngoài là việc thừa nhận và cho phép thi hành phán quyết của Trọng tài nước ngoài theo những nguyên tắc và trình tự pháp lý nhất định.
2. Phạm vi phán quyết của Trọng tài nước ngoài được xem xét công nhận và cho thi hành ở Việt Nam.
“1. Phán quyết của Trọng tài nước ngoài sau đây được xem xét công nhận và cho thi hành tại Việt Nam:
a) Phán quyết của Trọng tài nước ngoài mà nước đó và Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam cùng là thành viên của điều ước quốc tế về công nhận và cho thi hành phán quyết của Trọng tài nước ngoài;
b) Phán quyết của Trọng tài nước ngoài không thuộc trường hợp quy định tại điểm a khoản này trên cơ sở nguyên tắc có đi có lại.
c) Phán quyết của Trọng tài nước ngoài quy định tại khoản 1 Điều này được xem xét công nhận và cho thi hành tại Việt Nam là phán quyết cuối cùng của Hội đồng trọng tài giải quyết toàn bộ nội dung vụ tranh chấp, chấm dứt tố tụng trọng tài và có hiệu lực thi hành.
d) Trọng tài nước ngoài, phán quyết của Trọng tài nước ngoài quy định tại khoản 1 Điều này được xác định theo quy định của Luật trọng tài thương mại của Việt Nam”.
Khác với các bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài, pháp luật Việt Nam chỉ xem xét công nhận và cho thi hành đối với các phán quyết của Trọng tài thương mại nước ngoài. Tức là, các phán quyết của Trọng tài nước ngoài giải quyết các tranh chấp thương mại mới là đối tượng được xem xét công nhận và cho thi hành tại Việt Nam.
Việc xem xét công nhận và cho thi hành phải dựa trên các nguyên tắc sau đây:
– Tòa án Việt Nam xem xét công nhận và cho thi hành tại Việt Nam phán quyết của Trọng tài nước ngoài mà Việt Nam và nước đó đã ký kết hoặc gia nhập điều ước quốc tế về vấn đề này;
– Phán quyết của Trọng tài nước ngoài cũng có thể được Tòa án Việt Nam xem xét công nhận và cho thi hành tại Việt Nam trên cơ sở có đi có lại mà không đòi hỏi Việt Nam và nước đó phải lý kết hoặc gia nhập điều ước quốc tế về vấn đề đó;
– Phán quyết của Trọng tài nước ngoài được xem xét công nhận và cho thi hành tại Việt Nam là phán quyết cuối cùng của Hội đồng trọng tài giải quyết toàn bộ nội dung vụ tranh chấp, chấm dứt tố tụng trọng tài và có hiệu lực thi hành;
– Trọng tài nước ngoài, phán quyết của Trọng tài nước ngoài được công nhận và cho thi hành tại Việt Nam được xác định theo quy định của Luật trọng tài thương mại của Việt Nam;
– Phán quyết của Trọng tài nước ngoài không được chấp nhận nếu theo quy định của pháp luật Việt Nam, vụ tranh chấp không được giải quyết theo thể thức trọng tài;
– Phán quyết của Trọng tài nước ngoài không được chấp nhận nếu việc công nhận và cho thi hành tại Việt Nam trái với nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam.
3. Thủ tục công nhận và cho thi hành phán quyết của Trọng tài nước ngoài tại Việt Nam.
3.1. Thời hiệu yêu cầu công nhận và cho thi hành
Trong thời hạn 03 năm kể từ ngày phán quyết của Trọng tài nước ngoài có hiệu lực pháp luật, người được thi hành, người có quyền, lợi ích hợp pháp liên quan hoặc người đại diện hợp pháp của họ có quyền gửi đơn đến cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam để yêu cầu công nhận và cho thi hành tại Việt Nam phán quyết đó.
3.2. Cơ quan có thẩm quyền xem xét đơn yêu cầu công nhận và cho thi hành
Theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự, cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận đơn yêu cầu công nhận và cho thi hành phán quyết của Trọng tài nước ngoài là Bộ Tư pháp – đối với trường hợp Việt Nam và quốc gia có Tòa án đã ra bản án, quyết định dân sự cùng tham gia điều ước quốc tế; Tòa án nhân dân trong trường hợp Việt Nam và quốc gia có Tòa án đã ra bản án, quyết định dân sự chưa cùng tham gia điều ước quốc tế.
Bộ Tư pháp có thẩm quyền tiếp nhận đơn yêu cầu công nhận và cho thi hành nhưng không có thẩm quyền xem xét chấp nhận đơn. Trường hợp Bộ Tư pháp nhận được đơn yêu cầu công nhận và cho thi hành thì trong thời hạn 05 ngày làm kể từ ngày nhận được hồ sơ, Bộ Tư pháp phải chuyển cho Tòa án có thẩm quyền
3.3. Trình tự, thủ tục xét đơn yêu cầu công nhận và cho thi hành
Bước 1: Gửi đơn yêu cầu công nhận và cho thi hành cùng các tài liệu kèm theo
Bước 2: Thụ lý hồ sơ
Bước 3: Chuẩn bị xét đơn yêu cầu
Bước 4: Mở phiên họp xét đơn yêu cầu
Bước 5: Gửi quyết định của Tòa án
Hãy liên hệ công ty ANT Lawyers qua hòm thư điện tử luatsu@antlawyers.com hoặc số Hotline để được tư vấn.


0 nhận xét:

Đăng nhận xét